Vỏ không ruột Michelin là thuật ngữ dành cho xe máy, còn lốp không săm thường được dùng để chỉ ô tô. Cả hai đều được cấu tạo là loại lốp không có săm bên trong. Điểm nổi bật của dòng này là khả năng giữ hơi sau khi cán phải đinh, bánh xe không xẹp ngay mà chỉ xẹp từ từ, nhờ đó phương tiện có thể tiếp tục di chuyển an toàn trên một quãng đường. Để biết thêm chi tiết, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của NAT Center.
THAM KHẢO THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
⏩⏩⏩ Cập nhật giá lốp xe Vios Michelin mới nhất

Tìm kiểu vỏ không ruột Michelin về ưu, nhược điểm và thông số
Vỏ không ruột Michelin là loại vỏ xe máy không có săm ở trong, nó có cấu tạo khá đặc biệt với phần cao su dày, chắc chắn, bên trong được tráng thêm một lớp halobutyl hoặc chlorobutyl. Nhiệm vụ chính của lớp màng này là giúp không khí được giữ kín trong lốp xe, không bị rò rỉ ra ngoài. Hiện nay, loại vỏ này đang ngày được sử dụng phổ biến cho các loại xe số phổ thông như Honda Wave, Yamaha Sirius, xe tay ga đắt tiền như Honda SH, Vespa hoặc các dòng xe tay côn Honda Exciter, Honda Winner. Bên cạnh đó cũng các dòng xe phân khối lớn sử dụng vỏ không săm để giúp xe vận hành mạnh mẽ và an toàn trên các cung đường dài. Để hiểu rõ hơn về loại vỏ này, dưới đây là thông tin chi tiết mà quý khách cần biết:

Ưu và nhược điểm của vỏ
Đây là loại có thể giữ được không khí bên trong mà không cần đến ruột như các loại truyền thống trước đây. Nhờ vậy, nó sẽ không bị mất áp suất đột ngột khi cán phải đinh hoặc các vật nhọn, giúp người lái vẫn tiếp tục di chuyển một đoạn đường nhất định mà không lo bị thủng lốp do vỏ bánh vẫn vận hành được với áp suất hơi thấp. Ưu điểm này khiến sản phẩm trở thành lựa chọn hàng đầu cho các dòng tay ga trung và cao cấp hiện nay.
Điểm nổi bật của của vỏ không ruột Michelin:
- Có trọng lượng nhẹ, cân nặng trung bình rơi vào khoảng 0.5kg, giúp xe vận hành linh hoạt và tiết kiệm nhiên liệu.
- Giữ khí tốt do có lớp lót cao su dày dặn, hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ khí ngay cả khi có vật sắc đâm thủng.
- Tản nhiệt nhanh chóng, giảm thiểu nguy cơ nổ lốp do ma sát sinh nhiệt, đặc biệt là lái ở tốc độ cao hoặc đường dài.
- Khả năng bám đường tốt mang lại trải nghiệm lái xe an toàn và dễ kiểm soát trong những trường hợp đường gồ ghề, ẩm ướt.
- Vỏ được thiết kế với kiểu dáng gọn đẹp, bề mặt hông vỏ thẳng, mặt tiếp xúc lớn nhờ đó mà sản phẩm được đánh giá là an toàn hơn rất nhiều so với các loại có săm truyền thống.
- Vỏ được làm từ chất liệu cao su dày dặn nên có khả năng chống ăn đinh cực kỳ hiệu quả.
- Phần gai của vỏ thiết kế tối ưu giúp xe giảm được sự rung lắc và hấp thu các chấn động tốt hơn.
Sản phẩm được đánh giá là an toàn hơn rất nhiều so với các loại có săm truyền thống. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định như giá thành cao và khi gặp vấn đề thì chi phí sửa chữa cũng đắt hơn.
Ký hiệu trên bánh xe
Quý có bao giờ tò mò về những dãy chữ và số kỳ lạ in trên bánh xe không ruột? Thật ra những dãy số kỳ lạ đó đều được nhà sản xuất ký hiệu lên, nhằm cung cấp nhiều thông tin quan trọng về kích thước, cấu tạo, khả năng chịu tải và tốc độ tối đa của lốp. Đồng thời, bạn có thể dựa vào những ký hiệu in nổi bông hông của vỏ để nhận biết được đây có phải lốp chính hãng hay không. Chẳng hạn như ngày sản xuất, kích thước, tải trọng, khối lượng của vỏ, mã số đơn sản phẩm, mã địa chỉ cung ứng, logo. Những thông tin này sẽ là cơ sở giúp mọi người phân biệt được sản phẩm có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Hiểu được những ký hiệu đó, chủ xe sẽ chọn được sản phẩm hoàn hảo cho xế yêu của mình, một số ký tự thường thấy:
- Lốp xe máy sẽ bao gồm 2 loại chính là: có săm (TT – Tube Type) và không săm (TL – Tubeless)
- Cụm ký hiệu theo độ bẹt: Gồm một số chữ số được ngăn cách bởi dấu “/” và dầu “-”
Ví dụ: 100/70 – 17 M/C 49P. Giải mã ở bảng 1.
STT | Ký hiệu | Giải mã | Đơn vị |
1 | 100/70 | Mô tả bề rộng và chiều cao của vỏ – chiều cao tính theo % của bề rộng | 100mm
70% |
2 | 17 | Là đường kính của vành phù hợp với lốp | inch |
3 | M/C | Loại vỏ dành cho phương tiện gắn máy – Motorcycle | |
4 | 49 | Chỉ số tải trọng tối đa – xem thêm tại bảng 2 | kg |
5 | P | Chỉ số tốc độ tối đa lốp – xem thêm tại bảng 3 | km/h |
(Bảng 1: chú thích ví dụ 100/70 – 17 M/C 49P)
Ký tự | Tải trọng tối đa (kg) | Ký tự | Tải trọng tối đa (kg) |
37 | 128 | 46 | 170 |
38 | 132 | 47 | 175 |
39 | 136 | 48 | 180 |
40 | 140 | 49 | 185 |
41 | 145 | 50 | 190 |
42 | 150 | 51 | 195 |
43 | 155 | 52 | 200 |
44 | 160 | 53 | 206 |
45 | 165 | 54 | 212 |
(Bảng 2: chỉ số tải trọng cho phép của các loại vỏ)
Ký tự | Tốc độ tối đa (km/h) | Ký tự | Tốc độ tối đa (km/h) |
L | 120 | R | 170 |
M | 130 | S | 180 |
N | 140 | T | 190 |
P | 150 | U | 200 |
Q | 160 | H | 210 |
V | 240 |
(Bảng 3: Bảng ký tự tốc độ cho phép của các loại vỏ)
Đồng thời, để vỏ không ruột Michelin được bền lâu theo thời gian bạn cần để ý tới một vài chi tiết sau:
Trường hợp, phương tiện liên tục phải bơm hơi, nhưng sau một thời gian ngắn lại bị xì xuống, dù đã kiểm tra kỹ và loại trừ khả năng thủng lốp hoặc hở chân van. Nếu vậy, thủ phạm rất có thể chính là do vành bị hỏng. Vành chính là một trong những bộ phận gắn liền với lốp, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng giữ hơi của bánh. Theo thời gian, vành sẽ bị ăn mòn, sùi lên, hoặc bị rỗ do các tác nhân như: ma sát liên tục với mặt đường, mưa gió, ngâm trong nước bẩn, va đập mạnh bởi ổ gà…khiến cho nó bị hư hại. Vì vậy, quý khách cần kiểm tra vành thường xuyên để kịp thời sửa chữa khi cần thiết.
Bơm hơi đúng áp suất giúp cho người dùng giảm nguy cơ bị thủng, giảm hao phí xăng, cũng như đảm bảo an toàn hơn khi điều khiển phương tiện trên đường. Ngược lại, nếu sử dụng vỏ quá mòn sẽ làm cho xe vận hành tốn nhiên liệu hơn, không bám đường nên nếu điều khiển nó trong thời tiết mưa gió sẽ rất trơn trượt, đi đường dài thì có nguy cơ nổ lốp cao. Do đó, khi tham gia giao thông quý khách cần phải chú ý thật kỹ vấn đề này.
Giá vỏ xe máy Michelin không ruột và cách lắp đặt
Lưu ý: bảng giá dưới đây chỉ là mức giá tham khảo cho dòng vỏ xe máy Michelin không ruột, mức giá có này sẽ thay đổi tùy thời điểm.
Size | Dòng sản phẩm Michelin | Loại phương tiện | Giá giao động (VNĐ) |
Size 14 | City extra 80/90-14 | HONDA,
VISION, VARIO, AIRBLADE 125, AIRBLADE 150 |
580.000 – 595.000 |
City extra 90/90-14 | 660.000 – 685.000 | ||
Size -17 | City extra 50/100-17 | Xe số | 502.000 |
City extra 60/90-17 | 540.000 | ||
City extra 70/90-17 | 610.000 – 650.000 | ||
City extra 80/90-17 | 740.000 – 772.000 | ||
Size – 14 | Pilot street 2 70/90-14 | HONDA,
VISION, VARIO, AIRBLADE 125, AIRBLADE 150 |
570.000 – 590.000 |
Pilot street 2 80/90-14 | 600.000 – 620.000 | ||
Pilot street 2 90/90-14 | 680.000 – 690.000 | ||
Pilot street 2 100/90-14 | 770.000 – 780.000 | ||
Size – 14 | Pilot street 2 70/90-16 | Bánh sau SH MODE, AIRBLADE 150 | 660.000 |
Pilot street 2 80/90-16 | 760.000 | ||
Size – 17 | SITRAC STREET 70/90-17 | Xe số | 620.000 |
SITRAC STREET 80/90-17 | 750.000 | ||
MOTO GP 80/90-14 | Airblade, vision, vario, mio | 670.000 – 686.000 | |
MOTO GP 90/90-14 | 690.000 – 707.000 | ||
MOTO GP 100/90-14 | 700.000 – 880.000 |
(Bảng 4: giá tham khảo vỏ Michelin)
Khi đi được một khoảng thời gian, vỏ có dấu hiệu bị rách, thủng, móp hoặc biến dạng, không thể khắc phục bằng cách vá, người dùng cần phải thay thế lốp mới để đảm bảo sự an toàn trong quá trình điều khiển phương tiện.
Thông thường, người dùng nên thay lốp mới sau mỗi 15.000 đến 20.000km, đây là tuổi thọ trung bình khi di chuyển ở điều kiện thường, dạng bằng phẳng. Còn nếu bánh thường phải lăn ở những cung đường gập ghềnh, đầy sỏi đá thì tuổi thọ của vỏ chắc chắn sẽ thấp hơn rất nhiều. Vì vậy tùy từng loại địa hình mà phương tiện hay đi lại và cách bảo quản của mỗi người, chu kỳ thay vỏ cũng thay đổi.
Mẹo để biết lốp đã mòn hay chưa? Người điều khiển phương tiện kiểm tra độ mòn của gai và các rãnh vân trên bánh. Xung quanh rãnh talong của đa số các loại vỏ đều được khắc những họa tiết hoa văn gọi là vân, nhằm gia tăng khả năng bám đường. Sau một thời gian vận hành, bánh dần bị mài mòn đồng thời các đường vân đó cũng mờ đi. Theo khuyến nghị của nhà sản xuất, khi gai mòn đến mức giới hạn thường là 1,6mm cần thay thế để đảm bảo an toàn. Bởi gai, vân đã mòn đạt đến mức giới hạn, bánh khó bám đường, dễ gây nguy hiểm cho người lái nhất là khi phải đi trên những cung đường trơn trượt.

Cách thay vỏ không ruột đúng tiêu chuẩn
Trước khi thực hiện cách thay vỏ xe máy Michelin không ruột thì ta cần chuẩn bị loại phù hợp với dòng xe đang đi. Lưu ý lựa chọn mặt hàng có thương hiệu, chính hãng để đảm bảo về chất lượng. Các bước thay:
- Xả hết hơi rồi ấn hai mép bánh vào giữa tâm vành.
- Đặt tấm đệm bảo và thanh đòn bẩy vào mép, gần sát với van. Bẩy một phần lốp để nó trượt ra khỏi vành.
- Thêm các thanh bẩy khác để đẩy hết toàn bộ bánh ra.
- Sau khi tháo ra, tiến hành làm sạch vành.
- Bôi trơn hai mép lốp mới bằng xà phòng.
- Đặt nửa dưới của một bên mép vào vị trí vành. (Lưu ý, điểm nhẹ nhất của lốp (được đánh dấu bởi nhà sản xuất) nên đặt ở gần lỗ chân van)
- Từ từ đẩy mép vào vành. Đến đoạn cuối, khi cần dùng nhiều lực thì sử dụng thanh bẩy để đưa lốp vào đúng vị trí.
- Vừa bơm hơi vừa dùng tay xoay và đặt vỏ xuống đất để các mép bám vào vành chắc chắn hơn. (Lưu ý, dùng bơm hơi bơm thật căng để mép lốp ép chặt vào lòng vành)
- Xả bớt hơi để đảm bảo áp suất trong lốp ở ngưỡng an toàn.
Nhận biết vỏ Michelin không ruột chính hãng như thế nào
Vỏ Michelin không ruột tại thị trường Việt Nam hiện nay được phân phối qua hai hình thức chính là nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy tại Thái Lan và Châu Âu. Bởi có chất lượng, độ bền cực cao và khả năng bám đường, tản nước tốt nên sản phẩm được ưa chuộng rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy nhiên, chính vì quá nổi tiếng như vậy nên nó lại là đối tượng bị làm giả nhiều nhất. Để phân biệt Michelin thật hay giả, cần lưu ý những điểm sau:
Xem thông số kỹ thuật trên bánh, mặc dù đây cũng là một trong những phần dễ làm nhái nhất nhưng quý khách vẫn có cách phân biệt thật giả. Ví dụ như vỏ có năm sản xuất 2016 sẽ được in lại thành 2019, chuyển hàng cũ từ những năm trước thành hàng mới của hiện tại nhằm đẩy nhanh tốc độ bán hàng tồn kho. Cách nhận biết dễ nhất đó là nhìn vào 4 con số đứng sau chữ DOT hoặc nằm trong khung nhỏ hình chữ nhật trên vành bánh: 2 số đầu chỉ tuần sản xuất, trong khi 2 số sau chỉ năm sản xuất.

Lấy ví dụ, ký hiệu DOT 2017 có nghĩa là chiếc vỏ này được sản xuất vào tuần thứ 20 của năm 2017. Thông thường, một chiếc vỏ Michelin không ruột chính hãng sẽ ở trong trạng thái hoàn hảo trong 5 năm kể từ ngày sản xuất, nếu được bảo quản trong điều kiện tốt. Còn nếu bánh đã quá 5 năm thì không nên sử dụng vì lúc này cao su đã thoái hóa, cứng giòn dễ hư hỏng.
Ngoài việc được nhập chính ngạch từ Thái Lan và Châu Âu, còn có những loại vỏ giả sẽ thường được nhập lậu từ Trung Quốc, nếu không để ý kỹ ký hiệu đánh dấu trên bánh xe thì sẽ rất dễ mua nhầm loại. Xem ký hiệu nhỏ trên thành lốp như hình dưới:
Không quá khó để nhận biết vỏ Michelin là hàng thật hay giả, ngoài những cách cơ bản trên quý khách còn có thể phân biệt bằng ba cách dưới đây:
- Sau khi thay, ta nên chạy thử 1 đoạn đường từ 10 – 20km. Sau đó dùng tay chà qua vỏ, nếu bàn tay chỉ dính bùn đất trên đường mà không hề dính đen thì đó là sản phẩm chính hãng. Còn nếu tay dính màu đen, khó tẩy rửa thì đó chính là loại lốp được làm giả, làm nhái hoặc chính là loại quá date được đắp cao su để dùng lại.
- Hàng thật luôn có mũi tên báo độ mòn cách xa mép lốp 50mm. Đối với hàng giả thì mũi tên tam giác đó thường đã mòn, chạm mép và rất mờ.
- Kéo sợi gai nhỏ trên vỏ bánh để kiểm tra. Sản phẩm cũ (đã xài hay tồn kho) thì khả năng chất liệu đã bị lão hóa cao nên dễ bị đứt, còn mới sản xuất thì dai và khó đứt hơn.
Cách vá vỏ xe không ruột Michelin thường gặp
Dưới đây là 5 cách vá vỏ xe không ruột Michelin thường được áp dụng bởi các thợ sửa.

Cách 1: Vá sống
Đây là phương pháp vá trong được sử dụng phổ biến ở hầu hết các quán sửa chữa hiện nay, bởi ưu điểm là chi phí thấp và dễ dàng thực hiện.
- Bước 1:Tiến hành tháo lốp ra ngoài.
- Bước 2: Xác định vị trí thủng bằng cách bơm căng để vào chậu nước hoặc quét sơn.
- Bước 3: Mài vỏ để đánh nhám, làm sạch bề mặt.
- Bước 4: Bôi keo lên vị trí thủng và dùng miếng dán tốt, đúng kích cỡ để dán lỗ thủng lại là hoàn thành.
Cách 2: Vá chín
Là cách vá an toàn và được đánh giá cao nhất. Vá chín sẽ giúp đảm bảo độ bền chắc của miếng vá hơn vá sống.
- Bước 1: Dùng bàn ép điện để làm sản sinh ra nhiệt khiến cao su non nóng chảy.
- Bước 2: Lấp đầy lên lỗ thủng của lốp một cách vừa đủ, chắc chắn nhất.
Cách 3: Vá dùi
Được đánh giá là tiện lợi, phù hợp với những người thường xuyên đi phượt hay di chuyển đoạn đường dài. Bởi quý khách có thể vá ngay tại chỗ với bộ dụng cụ đơn giản như: 2 cây dùi, 1 tuýp keo, một vài sợi săm non.
- Bước 1: Tiến hành rút đinh hoặc dị vật gây thủng bánh.
- Bước 2: Dùng vít khoan vào vị trí bị thủng
- Bước 3: Sử dụng vít để cài cao su non và bịt kín lỗ thủng lại.
- Bước 4: Dùng kéo cắt phần thừa.
Cách 4: Vá nấm
Cách vá này tương đối mới và được đánh giá là tích cực.
- Bước 1: Dùng kéo cắt phần săm thừa.
- Bước 2: Khoan lỗ vừa bằng thân của miếng vá nấm sao cho lỗ thủng lõm xuống khoảng 1mm.
- Bước 3: Vệ sinh quanh lỗ thủng rồi bôi một lớp keo lên vị trí vừa làm sạch.
- Bước 4: Đưa miếng nấm vá vào lỗ từ trong ra ngoài.
- Bước 5: Dùng kìm rút mạnh chân miếng vá nấm ở phía bên ngoài sao cho vết thủng được che khít.
- Bước 6: Bôi một lớp keo xung quanh phần đế để tăng độ dính cho miếng vá nấm.
- Bước 7: Dùng kéo cắt cho bằng phẳng phần thừa bên ngoài mặt là hoàn thành.
Cách 5: Dùng keo tự vá
Phương pháp dùng keo tự vá được đánh giá là đơn giản nhất. Ưu điểm của nó là đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên quý khách chỉ nên dùng cho các trường hợp khẩn cấp bởi keo tồn tại lâu trong sẽ khiến lốp dễ bị ăn mòn, bị mủn, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng của vỏ.
Lốp không săm Michelin ô tô và những lợi ích cho tài xế
Lốp không săm Michelin là loại lốp không có sự hỗ trợ của săm vẫn có khả năng giữ không khí nhờ lớp màng halobutyl hoặc chlorobutyl tráng bên trong mặt lốp, cụm từ thường khá quen thuộc với người lái xe ô tô và chỉ được dùng riêng cho dòng xe này.

Cũng tương tự như cấu tạo của gắn máy, cấu tạo của phiên bản ô tô cũng được phủ đầy keo lỏng nên nếu bị vật nhọn đâm thủng, lớp keo sẽ chảy ra và bịt kín chỗ thủng nhanh chóng. Nhờ đó, người lái vẫn có thể tiếp tục điều khiển phương tiện mà không cần dừng lại sửa chữa ngay lập tức. Ngày nay, xe hơi hầu hết được lắp đặt lốp không săm, bởi tính an toàn của nó.
Khi lái ở tốc độ cao, các bánh ma sát mạnh với bề mặt đường, khiến cho nhiệt độ tăng nhanh, đồng thời áp suất cũng tăng theo. Trong điều kiện này, lốp rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt nếu không may có vật nhọn đâm qua. Khi đó, săm dễ phát nổ, tưởng tượng săm lúc này như một quả bóng bay được thổi căng, do săm chỉ có khả năng giữ hơi mà hạn chế về chức năng tản nhiệt. Hiện tượng nổ săm, chắc hẳn các chủ xe đã từng gặp và trải qua, hậu quả là gây mất lái và cực kỳ nghiêm trọng khi đang tham gia trên quãng đường giao thông đông đúc.
Còn với loại lốp không săm, việc giữ khí và tản nhiệt tốt hơn, vì thế khi có một vật nhọn đâm qua, không khí không bị thoát ra ồ ạt, mà từ từ đi ra ngoài theo lỗ thủng, không ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc lái trên đường. Đối với những ô tô thường xuyên phải di chuyển hoặc chạy với tốc độ cao thì người lái nên lựa chọn lốp không săm “ăn đứt” các loại có săm.
Ngoài các dòng lốp xe chất lượng khác, NAT Center cũng cung cấp lốp từ hai thương hiệu nổi tiếng Advenza và Milestar, đáp ứng nhu cầu của các chủ xe và tài xế mong muốn lựa chọn sản phẩm chính hãng với mức giá hợp lý. Đây là hai dòng lốp được đánh giá cao về độ bền, hiệu suất vận hành và an toàn trên nhiều loại địa hình. Quý khách có thể tham khảo các sản phẩm tại website của NAT Center hoặc đến ngay các cửa hàng để tìm được loại lốp phù hợp với nhu cầu sử dụng và ngân sách. Với cam kết mang đến sự hài lòng, chúng tôi là địa chỉ đáng tin cậy dành cho các chủ xe trên hành trình tìm kiếm giải pháp tối ưu cho chiếc xe của mình.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về dòng sản phẩm vỏ không ruột Michelin dành cho xe máy và lốp không săm ô tô. Hy vọng, thông qua những nội dung NAT Center cung cấp, quý khách đã hiểu hơn về ưu nhược điểm của loại lốp đặc biệt này. Đồng thời phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả để chọn được cho mình loại lốp ưng ý, chất lượng.