Cảm biến áp suất lốp Michelin (TPMS), một thiết bị điện tử được thiết kế để giám sát tình lượng khí bên trong bánh ô tô, sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của thương hiệu Michelin. Nổi bật trong đó, phải kể đến dòng 4834 của hãng, khi mua một bộ kể trên, bạn sẽ nhận về bốn cảm biến lắp ở bốn van và một màn hình hiển thị đặt ở trong xe. Để biết thêm chi tiết, mời bạn tham khảo nội dung dưới đây của NAT Center.
Cảm biến áp suất lốp Michelin và những điều cần biết
Cảm biến áp suất lốp Michelin là một công cụ được tích hợp vào van bánh xe nhằm theo dõi trạng thái khí và nhiệt độ của từng bánh ô tô. Máy cảm biến được phát triển và sản xuất bởi thương hiệu Michelin, hệ thống này bao gồm bốn thiết bị theo dõi gắn trực tiếp vào van, chúng hoạt động liên tục để truyền dữ liệu tới giao diện trung tâm. Khi có biến động, bộ phận cảnh báo nhận tín hiệu từ các máy theo dõi và hiển thị thông tin tương ứng trên màn hình taplo.
Có nên lắp cảm biến áp suất lốp
Khi vận hành, lượng khí trong lốp sẽ giảm dần với tốc độ trung bình khoảng 1 psi/inch vuông mỗi tháng. Tuy nhiên, các hư hỏng như lỗ thủng, vết vá nhiều lần hoặc van bị hở sẽ làm mất khí nhanh hơn. Việc đo áp suất lốp Michelin và thường xuyên kiểm soát tình trạng hơi trong bánh xe là rất quan trọng và cần thiết đối với mọi loại ô tô. Không giống phương tiện gắn máy, khi vỏ xẹp hay quá căng ta đều có thể dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi để điều chỉnh phù hợp, thì với ô tô, việc nhận biết bánh quá căng hoặc quá xẹp là rất khó.
Khi vỏ quá căng, phần vỏ sẽ phồng lên, làm giảm diện tích tiếp xúc với mặt đường, khiến lốp không ôm sát đường và ma sát giảm. Kết quả là, khi lái trên đường ướt, vào cua, hoặc phanh đột ngột, ô tô dễ bị trượt hoặc mất kiểm soát. Bánh bơm vượt tiêu chuẩn cũng gây hao mòn nhanh chóng do áp lực lên từng điểm tiếp xúc lớn hơn, làm vỏ mòn nhanh hơn. Ngoài ra, khả năng hấp thụ độ dằn xóc giảm, khiến phương tiện bị xóc nảy nhiều hơn, ảnh hưởng đến sự thoải mái của người lái và hành khách.
Ngược lại, khi lốp bị xẹp, diện tích tiếp xúc với mặt đường tăng lên, động cơ cần phải làm việc nhiều hơn để di chuyển xe, dẫn đến tiêu hao nhiều nhiên liệu. Bánh non hơi khiến phương tiện trở nên nặng nề, việc đánh lái khó khăn, đặc biệt khi di chuyển ở tốc độ cao. Không chỉ vậy, bánh không đủ hơi cũng tăng nguy cơ bị hỏng hoặc nổ, đặc biệt là khi xe di chuyển ở tốc độ cao hoặc khi va chạm với vật cản.
Nếu không bơm đúng và đủ, tuổi thọ của vỏ sẽ giảm dần theo thời gian. Cụ thể, bơm thiếu hơi 20% so với tiêu chuẩn thì độ bền giảm khoảng 30%. Nếu bơm căng quá 30% so với lượng khí tiêu chuẩn thì độ bền giảm khoảng 45%.
Ưu nhược điểm cảm biến áp suất Michelin
Như đã đề cập trước đó, máy cảm biến là một vật dụng rất cần thiết. Nếu chưa trang bị cho ô tô của mình, bạn có thể cân nhắc đến sản phẩm của Michelin.
Ưu điểm
Michelin là một cái tên không thể bỏ qua khi nhắc đến phụ kiện ô tô. Thành lập từ năm 1889, thương hiệu này đã có hơn 130 năm phát triển, hiện diện tại nhiều quốc gia và không ngừng vươn xa. Phụ tùng của Michelin luôn đạt chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn vận hành và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Cảm biến áp suất lốp Michelin cũng cực kỳ đắt hàng.
- Hãng Michelin chỉ sản xuất và phân phối máy có van ngoài, loại van này có ưu điểm dễ dàng lắp đặt và thay thế khi cần, thời gian cài đặt chỉ mất 3 phút.
- Chống nước theo chuẩn IP67: Chống nước ở mức 7 (thiết bị chịu được việc ngâm trong nước ở độ sâu 1 mét trong 30 phút mà không bị hư hỏng), chống bụi bẩn mức 6 (nghĩa là nó hoàn toàn chống được bụi xâm nhập kể cả bụi mịn).
- Tuổi thọ pin dài lâu: Michelin công bố hệ thống theo dõi khí nén của họ có dung lượng pin hoạt động liên tục trong 2 năm và có thể sạc bằng năng lượng mặt trời, tuy nhiên, cũng có tùy chọn sạc nhanh qua cổng USB.
- Chip xử lý vượt trội: Hãng trang bị chip xử lý thông minh hoạt động với tốc độ cao, được mệnh danh là chip xử lý tốt nhất cho máy đo áp ô tô hiện nay.
- Màn hình dán kính lái, người điều khiển dễ dàng quan sát và kiểm soát tình trạng hơi của vỏ xe, phụ tùng có chế độ sạc pin bằng năng lượng mặt trời cực kỳ tiện dụng và thân thiện với môi trường.
- Máy sử dụng được cho nhiều loại phương tiện như xe đạp, gắn máy, ô tô, phân khối lớn. Chất liệu cảm biến làm từ nhựa và kim loại, đơn vị đo áp linh hoạt: Psi hoặc Bar (tùy chọn).
(Trong đó, Psi là viết tắt của Pound per Square Inch, nghĩa là lực tính bằng pound tác dụng lên một diện tích một inch vuông. Đơn vị này được sử dụng chủ yếu ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác thuộc hệ thống đo lường Anh.
Bar là đơn vị đo theo hệ thống Pascal (Pa), được định nghĩa là lực 1 Newton tác dụng lên diện tích 1 mét vuông. 1 Bar bằng 100.000 Pascal. Đơn vị này được sử dụng phổ biến ở châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới.)
Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm, song đó sản phẩm cũng tồn tại một vài khuyết điểm được NAT Center đánh giá là không quá ảnh hưởng.
- Vì màn hình dán kính lái nên chiếm dụng khoảng diện tích nhỏ trên xe.
- Tính năng sạc pin bằng năng lượng mặt trời chỉ có hiệu quả khi đi ô tô đi dưới trời nắng, do vậy bình thường cần sạc qua USB.
- Cấu tạo là van ngoài nên có khả năng cao bị mất trộm, nhưng đã có khóa van chống trộm để hạn chế tình trạng này.
- Khi bơm bánh cần phải dùng dụng cụ mở van chuyên dụng.
Cảm biến áp suất lốp Michelin 4834 chính hãng
Cảm biến áp suất lốp Michelin 4834 là một trong những dòng đo lượng khí trong lốp xe hơi van ngoài cao cấp của thương hiệu Michelin. Máy đo chính xác tình trạng hơi, nhiệt độ thực tế của ô tô và thể hiện đầy đủ trên màn hình được lắp đặt trong phương tiện.
Tên sản phẩm | Cảm biến áp suất lốp ô tô Michelin 4834 |
Xuất xứ | Pháp |
Nơi sản xuất | Trung Quốc |
Loại | Van ngoài |
Tương thích | Dùng được cho tất cả các loại ô tô hiện nay. |
Công dụng | Dùng để cảnh báo tình trạng hơi bánh xe thực tế cho người điều khiển. |
Phân phối | Được gara bảo dưỡng và thay thế nhanh NAT Center cung cấp. |
(Bảng 1: Thông tin dòng 4834 Michelin)
Phân biệt phụ kiện đo áp lốp van ngoài và trong
Thiết bị theo dõi áp van trong được đặt bên trong lốp, dùng để thay thế cho van ban đầu nhờ có van cảm biến. Trong khi đó, bộ giám sát ngoài được gắn ở bên ngoài bánh ô tô, thay thế đầu van nguyên bản.
Bộ đo van ngoài có ưu điểm lắp đặt dễ dàng mà không cần dụng cụ chuyên dụng để tháo vỏ hay cân bằng động nên bạn có thể tự mình lắp đặt ngay tại nhà mà không cần nhờ đến thợ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm của loại này là dễ bị mất trộm do gắn bên ngoài cũng như là khi bơm hơi, cần có dụng cụ mở van chuyên dụng đi kèm nên khá bất tiện. Ngoài ra, độ chính xác của hệ thống giám sát bên ngoài sẽ bị ảnh hưởng bởi tác động từ môi trường như nắng, gió, mưa…
Ngược lại, bộ giám sát van trong được lắp bên trong bánh nên tránh được tình trạng mất trộm và dễ dàng bơm hơi mà không cần đến dụng cụ mở van. Nhưng vì được gắn trong bánh xe nên khi hết pin hay xảy ra lỗi sẽ rất khó để sửa chữa. Quá trình lắp đặt đòi hỏi phải tháo vỏ và cân bằng động bánh xe, nếu không sẽ gây ra các sai lệch hoặc ảnh hưởng đến độ chính xác nên cần đến sự hỗ trợ của thợ chuyên nghiệp.
Thông số kỹ thuật 4834
Cảm biến áp suất lốp Michelin 4834 hiện có giá từ 2.100.000đ đến 2.400.000đ trên thị trường. Sản phẩm này nổi bật với nhiều ưu điểm, bao gồm khóa van chống trộm giúp hạn chế mất cắp. Màn hình dán kính lái sử dụng công nghệ mới nhất, có khả năng tự sạc pin bằng năng lượng mặt trời, thể hiện thông số rõ ràng và đầy đủ. Hệ thống sẽ cảnh báo kịp thời khi vỏ xe không ruột Michelin có dấu hiệu hư hỏng và khi đảo bánh, không cần phải thay đổi van, chỉ cần cài đặt lại trên bộ phận hiển thị. Ngoài ra, thiết bị còn cung cấp cảnh báo âm thanh khi trạng thái khí nén hoặc nhiệt độ quá cao hoặc thấp, giúp tài xế luôn nắm bắt tình hình lốp kịp thời mà không cần phải chú ý liên tục.
Tiêu chí | Tiêu chuẩn | Giải thích thuật ngữ |
Model | 4834 | |
Nhiệt độ làm việc | -30ºC ~ 80ºC | Máy hoạt động bình thường trong môi trường có nhiệt độ từ -30ºC đến 80ºC. Nếu nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp, hệ thống giám sát tình trạng khí có thể hoạt động không chính xác hoặc bị hỏng. |
Nhiệt độ bảo quản | -40ºC ~ 85ºC | |
Thang đo | 0 – 116 psi (8.0bar)
Đây là thang đo tối đa mà máy đo được. |
1 bar = 100.000 Pascal (Pa)
1 Pa là lực 1 Newton (tương đương với trọng lượng của một quả táo nhỏ) tác dụng lên diện tích 1 mét vuông (m²) |
Thang sử dụng | 25 – 86 psi (1,7 – 5.9bar)
Phạm vi hoạt động tốt nhất. |
Nên duy trì lượng khí lốp xe trong phạm vi này để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Bánh non hơi hoặc quá căng dễ bị ảnh hưởng đến độ bám đường, khả năng phanh, mức tiêu hao nhiên liệu và tuổi thọ của lốp. |
Độ đo chính xác | ± 1,5 psi (0,1bar) | Thực tế chênh lệch ± 1,5 psi (0,1 bar) so với mà dụng cụ đo được |
Độ chính xác nhiệt độ | ± 3 độ C | Nhiệt độ thực tế sẽ chênh lệch ± 3 độ C |
Kích thước | 19.7 x 14.9 (mm) | |
Trọng lượng | 7.8g | |
Màn hình | LCD sắc nét | |
Pin | Tích hợp sạc năng lượng mặt trời |
(Bảng 2: Thông số kỹ thuật máy Michelin 4834)
Quy trình lắp đặt cảm biến áp suất lốp Michelin
Áp suất vỏ ô tô nên được duy trì trong khoảng 30 – 35 Psi. NAT Center khuyến cáo khách hàng kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ ít nhất mỗi tháng một lần để đảm bảo tình trạng khí trong bánh luôn đạt tiêu chuẩn. Nếu chưa trang bị máy đo áp cho bánh xe, bạn có thể tham khảo quy trình lắp đặt cảm biến van ngoài như sau:
Bước 1: Lắp bộ thu nhận
Trước hết, lau sạch kính chắn gió, sau đó tháo keo ở mặt sau của giao diện thu nhận. Gắn bộ thu nhận tại vị trí không cản trở tầm nhìn của người lái. Nhấn và giữ nút Power trong 3 giây để bật và kích hoạt bộ thu nhận. Sau khi mở nguồn, bộ thu nhận sẽ tự động kết nối với 4 máy theo dõi.
Bước 2: Lắp 4 máy giám sát vào bánh xe
Trước khi lắp bộ phận cảnh báo vào bánh, bạn cần bơm bánh ô tô đúng quy định tiêu chuẩn. Tháo van nguyên bản và cẩn thận siết chặt các ốc khóa phụ tùng, sau đó siết chặt các bộ phận theo dõi: F (Front) là lốp trước, R (Rear) là lốp sau. Hệ thống sẽ tự động ghép đôi. Cuối cùng dùng cờ lê siết lại các ốc khóa để giữ chặt cảm biến.
Lưu ý: Để kiểm tra các đai ốc đã được khóa chặt hay chưa, bạn chỉ cần cho nước xà phòng lên các van. Nếu thấy sủi bọt khí, cần vặn chặt thêm.
Bước 3: Kiểm tra và hiệu chỉnh
Sau khi lắp đặt xong, cần kiểm tra kết nối của 4 thiết bị giám sát với hệ thống nhận tín hiệu trên xe. Nếu đèn nháy chứng tỏ đang có sự cố gì đó, nếu đèn báo tắt – TPMS đang hoạt động bình thường.
Bước 4: Cách sử dụng
Trong quá trình sử dụng, có một số chức năng bạn cần lưu ý để việc vận hành được thuận tiện.
- Ấn nút nguồn nhanh 5 lần để chuyển đơn vị đo giữa BAR hoặc PSI.
- Giữ phím lục giác trên đầu phụ tùng đo áp để đọc các thông số.
- Sạc nhanh qua cổng USB, mức sạc được thể hiện trên các thanh bar.
- Vạch nguồn cho biết mức độ nguồn điện hiện tại.
Cài đặt áp suất tiêu chuẩn
Mặt trên của màn hình LCD có 2 nút mũi tên. Để bật nguồn, nhấn giữ nút Set 5 giây. Nhấn giữ nút mũi tên trái để cài đặt thông số tiêu chuẩn, chuyển sang mũi tên phải để tăng/giảm.
Lưu ý: Nếu bạn muốn tắt nguồn bộ phận hiển thị, hãy quay lại giao diện chính và nhấn giữ nút Set khoảng 5 giây. Tùy từng dòng xe mà chỉ số tiêu chuẩn sẽ khác nhau, thông thường dao động từ 1.9 – 3.2 Bar. Các trị số này được nhà sản xuất dán trên cánh cửa trước, bên trái. Sau khi đã cài đặt xong 1 bánh, hệ thống sẽ tự động chuyển sang bánh tiếp theo. Nếu trong quá trình cài đặt có xảy ra sai sót ở bánh nào, thì di chuyển mũi tên đến bánh đó để thực hiện lại.
Để đảo lốp trên màn hình LCD
Bạn bấm giữ nút bên trái 3 giây để vào chế độ đổi, sau đó nhập chế độ đổi với các vị trí sau:
- 00: lốp bên trái phía trước
- 01: bánh bên phải phía trước
- 02: bên phải phía sau
- 03: bên trái phía sau
- 04: vỏ dự phòng
Sau đó để đảo trái trước và phải trước bạn chỉ cần đưa phím mũi tên đến bánh cần đảo, chẳng hạn bấm mũi tên bên trái để điều chỉnh lốp trái trước (01) và phải trước (00).
Máy cảm biến áp suất Michelin hoạt động như thế nào?
Hệ thống trực tiếp
Hệ thống cảm biến áp suất trực tiếp sẽ cung cấp thông tin áp suất theo thời gian thực thông qua cảm biến trên lốp hoặc van lốp xe. Thông tin này được gửi tới máy tính trung tâm để hiển thị trên bảng điều khiển của bạn. Tùy thuộc vào xe của bạn, hệ thống này có thể có các dạng khác nhau:
- Đèn cảnh báo
- Hình ảnh cảnh báo minh họa
Máy cảm biến hoạt động theo theo cơ chế đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng tối ưu, giúp chủ xe dễ dàng theo dõi các vấn đề của bánh xe. Thiết bị sử dụng được trang bị công nghệ tiên tiến, có tên là Piezo-Resistive. Công nghệ cho phép đo lường áp suất không khí có trong lốp dựa trên các dấu hiệu thay đổi điện trở khi áp suất tạo ra 1 lực tác động lên màng cảm biến của thiết bị. Khi màng cảm biến bị tác động, hệ thống sẽ kích hoạt tín hiệu cảnh báo và truyền thông tin đến bảng điều khiển của xe. Đường truyền tín hiệu sẽ thông qua tần sóng vô tuyến hệ thống ghi nhận thông tin của xe. Máy có độ nhạy cao và khả năng nhận diện vô cùng chính xác, phát hiện nhanh các dấu hiệu bất thường của lốp, từ lượng khí đến nhiệt độ. Người lái không cần phải kiểm tra thủ công bằng mắt thường, từ đó giúp tăng cường hiệu suất vận hành và độ bền của lốp.
Hệ thống gián tiếp
Với hệ thống giám sát áp suất lốp gián tiếp, áp suất được xác định dựa trên tốc độ quay của bánh xe, thông qua các hệ thống như ABS (Hệ thống chống bó cứng phanh) và ESP (Hệ thống cân bằng điện tử). Khi bánh xe có đường kính giảm do lốp bị xì hơi, tốc độ quay của nó sẽ tăng lên. Thông tin này sau đó được gửi đến bảng điều khiển bởi hệ thống TPMS (Hệ thống Giám sát Áp suất Lốp). Với cảm biến gián tiếp phát hiện sự khác biệt thông qua tốc độ quay của bánh xe nên chủ xe phải thường xuyên “reset” hệ thống sai khi điều chỉnh áp suất hoặc thay đổi lốp. Việc này sẽ làm cơ sở cho việc so sánh các dữ liệu trong tương lai. Thiết bị này không cần phải thay pin và không mất quá nhiều thời gian để bảo trì và sửa chữa nên sẽ phù hợp với các chủ xe bận rộn.
Hiểu lầm cần tránh khi lắp đặt cảm biến áp suất lốp
Mặc dù theo lý thuyết, máy đo áp lốp ô tô có thể kéo dài từ 5 đến 7 năm, nhưng thực tế, tuổi thọ này sẽ bị giảm xuống. Nguyên nhân là do các thiết bị bị ăn mòn, va đập hoặc bị hỏng khi xe di chuyển ở tốc độ cao. Trong trường hợp bộ giám sát gặp sự cố hãy liên hệ ngay với bộ phận kỹ thuật của gara NAT Center để thay thế sản phẩm mới.
Đúng là phụ tùng này sẽ cung cấp cảnh báo tự động về tình trạng lốp xe. Nhiều người nghĩ rằng nhờ có TPMS, họ không cần đến trung tâm bảo dưỡng hàng tháng. Nhưng đó không phải là điều NAT Center khuyến nghị bạn nên làm. Bởi TPMS có một hạn chế, nó chỉ hoạt động khi bánh xe của bạn đã mất 20% hơi, tức là trung bình khoảng 0.4 bar.
Tại sao đây lại là vấn đề cần quan tâm? Vì mức áp suất này đã được coi là vỏ bị non hơi và như đã đề cập lốp thiếu hơi sẽ dẫn tới mòn sớm. Nếu vỏ mòn nhanh, bạn sẽ cần phải thay nó sớm hơn dự kiến, điều đó nghĩa là bạn sẽ phải chi tiêu nhiều tiền hơn. Mặc dù TPMS rất tiện lợi, nhưng vẫn nên kiểm tra tình trạng khí mỗi tháng để tránh việc phải thay bánh do mòn sớm.
Cảm biến áp suất lốp Michelin 4834 là một phụ kiện hữu ích giúp đảm bảo an toàn cho xe và người lái. Với nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, dễ dàng lắp đặt và sử dụng, cùng giá thành hợp lý. NAT Center hy vọng những thông tin chi tiết được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt cho xế yêu của mình.