Với cảm biến áp suất lốp trang bị trên xe ô tô. Tài xế sẽ luôn theo dõi được trạng thái áp suất lốp một cách chính xác nhất. Nếu có vấn đề xảy ra sẽ theo dõi và xử lý kịp thời.
Cùng NAT Center khám phá sâu hơn về cấu tạo và cách lắp đặt của thiết bị cảm biến áp suất lốp ô tô. Những điểm nổi bật của cảm biến hàng đầu trên thị trường hiện nay.
Cách lắp cảm biến áp suất lốp ô tô
Cảm biến áp suất lốp ô tô ngày càng trở nên cần thiết trên mỗi chiếc xe. Khi lắp đặt, người dùng sẽ điều chỉnh trạng thái áp suất lốp tốt hơn khi lắp đặt nó. Sau đây, NAT Center mang tới bạn hướng dẫn cách lắp cảm biến áp suất lốp ô tô mới nhất.
Cảm biến áp suất lốp là gì?
Cảm biến áp suất lốp ô tô (TPMS) đã và đang trở thành một trong những giải pháp không thể thiếu cho ô tô. Với thiết kế tiên tiến, TPMS giám sát áp suất bên trong lốp xe một cách chính xác. Từ đócung cấp thông tin chi tiết đến tài xế thông qua màn hình hiển thị.
TPMS thường gắn 4 cảm biến lên 4 lốp và màn hình hiển thị chung để theo dõi áp suất và nhiệt độ của từng lốp. Thiết bị sẽ phát hiện thay đổi đột ngột hoặc áp suất không ổn định so với mức đã cài đặt. TPMS sẽ thông báo cho tài xế bằng cách phát ra tín hiệu âm thanh hoặc hình ảnh.
Những lợi ích khi trang bị cảm biến áp suất lốp ô tô không thể phủ nhận:
- Áp suất lốp là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với an toàn lái xe. Nếu áp suất không đủ hoặc quá cao, lốp sẽ trở nên không ổn định, dễ gây tai nạn. TPMS giúp tài xế theo dõi áp suất lốp thường xuyên và kiểm soát hiệu quả. Từ đó giảm nguy cơ xảy ra sự cố không mong muốn.
- Lốp quá căng hoặc quá mềm không chỉ gây nguy hiểm mà còn giảm tuổi thọ của lốp. Cảm biến áp suất lốp giúp điều chỉnh áp suất phù hợp, giữ cho lốp luôn trong tình trạng tốt nhất. Từ đó kéo dài tuổi thọ lốp và tiết kiệm chi phí sửa chữa.
- Áp suất lốp không đúng cũng gây tiêu hao nhiên liệu không cần thiết. Cảm biến áp suất lốp ô tô giúp duy trì áp suất lốp ổn định, giảm ma sát mặt đường và tiết kiệm nhiên liệu.
Cấu tạo của cảm biến áp suất lốp ô tô
Cảm biến áp suất lốp ô tô – một phần không thể thiếu của ô tô ngày nay. Nó được thiết kế nhỏ gọn và tiện lợi, bao gồm phần chính: van cảm biến, cục xử lý trung tâm và màn hình hiển thị.
Van cảm biến áp suất lốp
Bộ phận này được chế tạo từ thép không gỉ và bao gồm cảm biến áp suất, nhiệt độ, mạch điện và pin. Mỗi xe có 4 bánh và sử dụng 4 van cảm biến giống nhau. Cảm biến áp suất lốp ô tô đo lường áp suất bên trong lốp. Sau đó chuyển tín hiệu điện đến các vi mạch điện tử để cho ra chỉ số áp suất lốp. Chỉ số này thường được hiển thị bằng số trên màn hình taplo với đơn vị tính PSI.
Van cảm biến có hai loại: Van gắn trong lốp và van gắn bên ngoài van cũ.
Cục xử lý trung tâm
Như tên gọi, đây là bộ phận chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải mã các tín hiệu điện từ van cảm biến áp suất lốp. Sau đó truyền thông tin đến ECU và hiển thị trên màn hình. Cục xử lý trung tâm thường được tích hợp trong bo mạch của màn hình hiển thị.
Màn hình chính
Trong quá khứ, cảm biến áp suất lốp ô tô thường được kết nối với màn hình chạy bằng pin hoặc nguồn điện của xe để giám sát. Nhưng với sự phát triển của công nghệ ô tô, bộ cảm biến áp suất lốp thường được kết nối trực tiếp vào màn hình của xe. Thậm chí tích hợp với điện thoại hoặc đồng hồ thông minh. Điều này giúp giám sát áp suất lốp khi bơm lốp trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn.
Trên thị trường, có năm kiểu màn hình tương ứng với năm kiểu cảm biến áp suất lốp ô tô. Chúng được áp dụng phù hợp với từng mẫu xe: màn hình gắn sạc tẩu, màn hình đặt trên taplo, màn hình gắn lỗ chờ, hiển thị trên màn hình ODO và hiển thị trên màn hình DVD.
Hướng dẫn lắp đặt, cài đặt
Cách lắp đặt cảm biến áp suất lốp ô tô gắn ngoài
Lắp cảm biến áp suất lốp ô tô gắn ngoài chỉ cần 3 bước đơn giản:
Bước 1: Tháo van nguyên bản của xe, sau đó khóa đai ốc vào.
Bước 2: Lắp lần lượt các van theo ký hiệu ghi trên đầu cảm biến áp suất lốp.
Bước 3: Dùng cờ lê để khóa chặt đai ốc.
Lưu ý: Để kiểm tra xem đã khóa chặt các đai ốc hay chưa, bạn có thể cho nước xà phòng vào. Nếu chân van có khí bong bóng sủi lên, thì cần vặn thêm để chặt kín hơn.
Cách lắp đặt cảm biến áp suất lốp ô tô gắn trong
Việc lắp đặt cảm biến áp suất lốp ô tô gắn trong đòi hỏi quy trình tỉ mỉ và cẩn thận hơn so với việc lắp đặt cảm biến gắn ngoài. Dưới đây là các bước thực hiện để lắp đặt cảm biến áp suất lốp ô tô gắn trong:
Bước 1: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tháo lốp xe ra khỏi bánh.
Bước 2: Tháo lốp ra khỏi vành. Nếu không có dụng cụ chuyên dùng, bạn có thể sử dụng các tấm gỗ nhỏ, dày có kích thước khoảng 25x15cm và 80x20cm. Đặt tấm gỗ nhỏ vào lốp xe phía gần vành, sau đó vắt tấm gỗ to qua tấm gỗ nhỏ. Ở phía gần bánh xe, dùng một đầu gỗ to để cố định và dùng chân đạp mạnh vào đầu còn lại để lốp tách khỏi vành.
Bước 3: Cắt bỏ một phần cao su ở chân van và tháo van xe nguyên bản ra khỏi lốp.
Bước 4: Lắp van cảm biến vào vị trí của van xe nguyên bản đã tháo.
Bước 5: Lắp lại lốp vào vành, bơm lốp để kích hoạt van cảm biến và sau đó, lắp mũ chụp của van vào.
Bước 6: Cuối cùng, cân bằng động và lắp lại bánh xe.
Lưu ý: Quá trình lắp đặt cảm biến áp suất lốp ô tô gắn trong đòi hỏi nhiều dụng cụ chuyên dụng. Nếu bạn không tự tin hoặc không có đủ dụng cụ, hãy đem xe đến các gara uy tín để được hỗ trợ lắp đặt an toàn và hiệu quả.
Hướng dẫn cài đặt thông số qua màn hình
Sau khi đã lắp đặt cảm biến áp suất lốp ô tô cho từng loại van, cần thực hiện cài đặt thông số kỹ thuật theo các bước sau:
Bước 1: Mỗi loại cảm biến áp suất lốp ô tô sẽ có các hiển thị khác nhau. Thông thường, trên mặt trên của màn hình hiển thị có hai nút hình mũi tên. Để bật nguồn, nhấn và giữ nút Set trong 5 giây.
Bước 2: Nhấn và giữ nút mũi tên bên trái để cài đặt mức áp suất tiêu chuẩn. Tiếp theo, chuyển sang nút bên phải để điều chỉnh tăng/giảm áp suất.
Lưu ý: Nếu muốn tắt nguồn màn hình hiển thị, quay lại màn hình chính và nhấn và giữ nút Set trong 5 giây. Để tránh trường hợp mua phải hàng giả, cần chú ý so sánh mã bảo hành trên van cảm biến và trên màn hình hiển thị để đảm bảo giống nhau
Lưu ý khi chọn mua cảm biến áp suất lốp ô tô
Để xác định loại cảm biến lốp ô tô phù hợp với xe, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:
- Tìm kiếm loại cảm biến áp suất lốp ô tô có thiết kế gọn gàng, không làm cho không gian cabin trở nên chật chội.
- Ưu tiên loại cảm biến áp suất có tín hiệu ổn định, nếu có thể sử dụng kết nối không dây.
- Chọn cảm biến có tính năng thông báo bằng giọng nói khi có sự cố xảy ra. Cảnh báo bằng âm thanh cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe.
- Cân nhắc sở thích và nhu cầu để lựa chọn cho riêng mình loại cảm biến gắn trong hay gắn ngoài.
- Cân nhắc về việc lựa chọn cảm biến sử dụng pin sạc hoặc năng lượng mặt trời, tùy thuộc vào tiện ích và sử dụng của bạn.
- Ưu tiên các cảm biến có khả năng chống nước và chống bụi, với tiêu chuẩn kháng nước cao như IP67.
- Chọn sản phẩm có mức tuổi thọ kéo dài từ 3 đến 5 năm sử dụng.
- Hãy cân nhắc chọn những thương hiệu uy tín như XYPRESS, STEELMATE, XIAOMI, MICHELIN,… với chế độ bảo hành lâu dài để sử dụng an tâm hơn trên xe hơi của bạn
Trên đây NAT Center đã mang tới bạn thông tin về các loại cảm biến áp suất vốn van trong, ngoài. Cùng với lợi ích và lưu ý khi lựa chọn cảm biến áp suất lốp ô tô. Hy vọng thông tin trên hữu ích với bạn và giúp bạn đưa ra lựa chọn hơn lý nhất.