Láng đĩa phanh ô tô là một việc làm cần thiết mà người dùng thường bỏ qua. Hoạt động bảo dưỡng này giúp tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh, đảm bảo an toàn khi vận hành.
Láng đĩa phanh ô tô là gì?
Tại sao nên láng đĩa phanh ô tô?
Sau một thời gian dài sử dụng, phanh ô tô có xu hướng bị mài mòn, gỉ sét do liên tục phải làm việc với cường độ lớn, sinh nhiệt cao, dẫn đến hiệu suất phanh kém. Bên cạnh đó, má phanh và đĩa phanh tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên thường có tạp chất cứng lọt vào, gây xước bề mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phanh.
Ngoài ra, khi xe thường xuyên phải vận hành trong môi trường thời tiết xấu như mưa bão, nhiệt độ cao, đĩa phanh cũng sẽ có hiện tượng bị cong vênh, độ dày không đồng nhất gây mất an toàn trong những trường hợp khẩn cấp.
Khi phát hiện các dấu hiệu hư hỏng cần phải đưa xe đi sửa chữa, đồng thời người sử dụng nên bảo dưỡng xe thường xuyên tại các gara uy tín để thuận lợi cho những cuộc hành trình tiếp theo.
Dấu hiệu cần láng đĩa phanh ô tô
Đóng vai trò to lớn trong việc đảm bảo an toàn cho người dùng khi tham gia giao thông, đĩa phanh cần được láng khi phát hiện các dấu hiệu bị rung lắc hoặc gây tiếng ồn, cảm giác không chân thực và lực phanh nhẹ hơn bình thường. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này do má phanh và mặt đĩa phanh tiếp xúc không đều nên mất đi sự cân bằng, không ăn khớp với nhau hoàn toàn.
Khi phát hiện các dấu hiệu hư hỏng cần phải đưa xe đi sửa chữa, đồng thời người sử dụng nên bảo dưỡng xe thường xuyên tại các gara uy tín để thuận lợi cho những cuộc hành trình tiếp theo.
Ngoài ra, khi người lái kiểm tra, phát hiện đĩa phanh có các dấu hiệu bị mài mòn, gỉ sét, trầy xước nặng hay nhiều cặn bẩn bám giữa má phanh và bề mặt đĩa phanh cũng nên láng đĩa phanh ô tô. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày, chắc chắn phanh sẽ không đạt hiệu quả cao khi vận hành cũng như tốn kém chi phí sửa chữa sau này.
Lưu ý khi láng đĩa phanh
Nhiều chủ xe băn khoăn không biết việc láng đĩa phanh ô tô có thể thực hiện tại nhà hay không. Câu trả lời chắc chắn là không thể bởi khi thực hiện ở nhà, người dùng không có đầy đủ những dụng cụ chuyên nghiệp để hỗ trợ cũng như thiếu kiến thức kỹ thuật cơ bản, rất dễ gây hư hỏng bề mặt đĩa phanh. Vì vậy, chỉ những kỹ thuật viên có kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao tại gara mới có thể thực hiện được.
Để láng đĩa phanh ô tô, các gara thường sử dụng 2 cách phổ biến sau:
Cách 1: Láng trực tiếp
Phương pháp này sử dụng máy láng công nghệ cao thực hiện trực tiếp trên hai mặt của đĩa phanh mà không cần tháo rời cả hệ thống. Ưu điểm của phương pháp này là có độ chính xác cao, bề mặt được làm phẳng đều và luôn đảm bảo mặt đĩa đồng trục với trục của bánh xe.
Cách 2: Tháo đĩa phanh và láng
Phương pháp thứ hai này được sử dụng phổ biến tại gara. Các kỹ thuật viên sẽ tháo hẳn hệ thống phanh ra, sau đó sử dụng máy tiện để láng bề mặt đĩa phanh. Tuy nhiên, do thực hiện theo hướng khá thủ công nên bề mặt phanh sau khi được láng sẽ không thể hoàn hảo như cách láng trực tiếp. Bên cạnh đó, yêu cầu về sự chuẩn xác của phương án này cũng cao hơn, bởi chỉ cần kỹ thuật viên láng quá tay cũng khiến hư hỏng bề mặt và khó có thể khắc phục.
Hiện nay, đĩa phanh ô tô được làm từ hai chất liệu phổ biến là thép và carbon. Vì vậy, để đảm bảo tuổi thọ của chi tiết này, chủ xe nên lưu ý thực hiện bảo dưỡng định kỳ, đối với đĩa phanh làm bằng chất liệu thép nên thực hiện sau 80.000 – 128.000 km, nếu là chất liệu carbon khoảng 80.000 – 100.000 km. Ngoài ra, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, một đĩa phanh chỉ nên láng tối đa 3 lần, mỗi lần láng có thể cách nhau vài năm để đảm bảo độ dày khi vận hành.
Khi đĩa phanh có các dấu hiệu như rung lắc, phát ra tiếng ồn, gỉ sét hay cong vênh không đều… chủ xe không nên trì hoãn việc đưa ô tô đến gara uy tín để bảo dưỡng, láng đĩa phanh ô tô. Bởi hệ thống phanh là một phần rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của người lái và mọi người khi tham gia giao thông.